Có lẽ điều còn thiếu khi nói Nhơn Trạch sẽ trở thành cái tên đắt giá nhất trong các khu đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh là những tuyến đường, những cây cầu đã, đang và sẽ bắc qua những dòng sông để hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn.
Vị trí đắc địa
Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 1994 trên cơ sở tách ra từ huyện Long Thành đây là một bán đảo tuyệt đẹp được bao quanh bởi những con sông Nhà Bè, sông Đồng Tranh, sông Lòng Tàu và sông Đồng Nai, nơi tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và khu vực giáp ranh với Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là sông Thị Vải.
Sau 28 năm xây dựng và phát triển đến nay Nhơn Trạch đã là một địa phương có tương đối đầy đủ thế mạnh để trở thành một trong những địa phương phát triển kinh tế, chính trị hàng đầu trong tỉnh khi có vị trí địa lý đắc địa, sở hữu hệ thống đường thủy, cảng sông để đẩy mạnh dịch vụ cảng, khu công nghiệp, du lịch… có lẽ điều còn thiếu khi nói Nhơn Trạch sẽ trở thành cái tên đắt giá nhất trong các khu đô thị vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh là những tuyến đường, những cây cầu đã, đang và sẽ bắc qua những dòng sông để hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn.
Vùng đất được lịch sử ghi nhận, thiên nhiên ưu đãi
Huyện Nhơn Trạch, giáp ranh TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 1994 trên cơ sở tách ra từ huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Đây là một bán đảo tuyệt đẹp được bao quanh bởi những con sông lớn: sông Nhà bè, sông Soài rạp, sông Lòng tàu và sông Đồng Nai (Những khu vực tiếp giáp với TP HCM). Khu vực giáp ranh với Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là sông Thị Vải.
Trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ mảnh đất này được ghi nhận với một phần của Miền đông anh dũng với các địa danh như địa đạo Nhơn Trạch, Rừng Sác… nơi ghi dấu những chiến công hiển hách của các chiến sỹ Bộ đội đặc công trong Quân đội nhân dân Việt Nam và những địa danh nghe hãi hùng ngày đó giờ lại trở thành những điểm du lịch sinh thái không thể lãng quên khi đặt chân đến mảnh đất này. Những người con ưu tú trên mảnh đất này giờ lại góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước.
Những địa danh nghe hãi hùng ngày đó giờ lại trở thành những khu công nghiệp (KCN) với hơn 200.000 Công nhân hơn 5.000 chuyên gia làm việc cùng những điểm du lịch sinh thái không thể bỏ qua khi đặt chân đến mảnh đất này.
Tiềm năng về công nghiệp, cảng sông và du lịch
Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai là địa phương có vị trí địa lý đắc địa, sở hữu hệ thống đường thủy, cảng sông, khu công nghiệp, du lịch, hơn nữa Nhơn Trạch chỉ cách cảng hàng không quốc tế Long Thành chừng 10km, cách khu cảng nước sâu của Bà Rịa – Vũng Tàu. (Cụm cảng nước sâu hàng đầu Việt nam lọt vào trong tốp 20 cảng biển sâu của thế giới) chỉ một cây cầu Phước An (trong tương lai gần).
Huyện Nhơn Trạch không chỉ là nơi có công nghiệp phát triển mà còn là nơi có nhiều điểm du lịch cuốn hút như: Bò Cạp Vàng, đình Phú Mỹ, nhà cổ họ Đào, Làng tre Việt, rừng ngập mặn… Những đại đô thị trên “đảo ngọc” và khắp đại bàn Nhơn Trạch tạo nên cơ hội kinh doanh và sinh sống tuyệt với cho các nhà đầu tư.
Với uy tín và vị thế của Việt nam trên thế giới và thế mạnh tiềm năng của mình, Nhơn Trạch sẽ là điểm đến hàng đầu cho khách du lịch, các nhà đầu tư trong và nước ngoài nếu phát huy hết tiềm năng của địa phương.
Ông Lê Thành Mỹ – Bí thư Huyện uỷ Nhơn Trạch cho biết: “Nhơn Trạch có 9 khu công nghiệp (KCN) và 02 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 3600 ha và đã thu hút được 518 dự án trong đó hơn 381 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD.
Với vị trí đắc địa và giao thông, cảng biển thuận lợi là một thế mạnh không nhỏ của huyện Nhơn Trạch tuy nhiên để phát huy tối đa thế mạnh đó chúng tôi đã lên kế hoạch xây dựng cảng Phước An mới với diện tích khoảng 375ha, hệ thống cảng sông dọc theo sông Nhà Bè để thuận tiện hơn cho hệ thống logistics. Trong năm 2023 tỉnh lộ 25B, 25C kết nối từ KCN Nhơn Trạch đến Cảng hàng không Quốc tế Long Thành để hoàn thiện hệ thống giao thông trong khu vực.
Nuôi trồng thuỷ sản cũng là một thế mạnh của Nhơn Trạch nhưng để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng quy trình nuôi trồng thuỷ sản theo tiêu chuẩn Global GAP nhằm hướng tới xuất khẩu ra thị trường Châu âu và Thế giới”.
Hệ thống giao thông đồng bộ sẽ giúp Nhơn trạch “cất cánh”
Với sự đầu tư mạnh mẽ cho phát triển giao thông trong khu vực miền đông nam bộ trong đó có sự xuất hiện của những cây cầu Phước Khánh, cầu Cát lái, cầu Phước An đang và sẽ bắc qua bán đảo xinh đẹp này cùng với sự kết nối của các cung đường trong khu vực.
Cầu Nhơn Trạch kết nối TP HCM với Đồng Nai thuộc dự án Vành đai 3 TP HCM Nhơn Trạch từ cao tốc TP HCM – Long thành – Dầu dây vào đường 319 chạy qua KCN Nhơn trạch và nối xuống cây cầu Phước an tới hệ thống cảng nước sâu Thị vải, Cái mép của Bà Rịa – Vũng tàu
Cầu Phước khánh thuộc dự án đường cao tốc Bắc Nam đang thi công sẽ kết nối huyện Nhà Bè (TP HCM) đến Nhơn Trạch rồi nối tới Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Cầu Cát Lái sẽ kết nối quận 2 (TP HCM) đến Nhơn Trạch và thông qua tỉnh lộ 25C cắt qua đường 319, QL51 để kết nối với cảng hàng không Quốc tế Long Thành giúp giao thông đồng bộ và vận tải thông suốt, giúp doanh nghiệp và người dân giảm chi phí vận chuyển tới mức thấp nhất.
Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đã khởi công vào năm 2021 cùng những cây cầu đã, đang và sẽ bắc qua bán đảo tuyệt đẹp này khiến giao thông trong khu vực đồng bộ cùng với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) đã được ký kết. Tất cả những yếu tố thuận lợi đó cùng sự nỗ lực thích ứng của chính quyền địa phương sẽ giúp cho Nhơn trạch và vùng kinh tế trọng điểm phía nam phát triển đồng bộ và bền vững.