Đồng Nai: Bất động sản chờ “ăn theo” tuyến Vành đai 3

img bgt 2021 1 1650329578 width685height1080

thông tin về việc sắp khởi công Vành đai 3 đoạn Tân Vạn-Nhơn Trạch, hoạt động mua bán đất động sản ở khu vực Nhơn Trạch đã sôi động hẳn lên.

Người dân đang rất chờ đợi tuyến Vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch sớm khởi công. Tuy vậy tiến độ này phụ thuộc rất lớn vào việc Đồng Nai và TP.HCM bàn giao mặt bằng cho dự án.

img bgt 2021 1 1650329578 width685height1080
Bình đồ tuyến Vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch chuẩn bị khởi công

Chờ đợi kết nối Nhơn Trạch với Thủ Đức

Từ sau Tết Nguyên đán, khi thông tin về việc sắp khởi công Vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, hoạt động mua bán đất động sản ở khu vực Nhơn Trạch đã sôi động hẳn lên.

Một nhân viên môi giới sàn bất động sản của Tập đoàn Kim Oanh trên tuyến đường 25C cho biết, những ngày gần đây khách đến xem dự án khá đông.

Dự án của Tập đoàn Kim Oanh nằm trên đường 25C, là điểm giao của tuyến đường sau này kết nối lên cầu Nhơn Trạch vì vậy có sức hút đáng kể. Dự án đã bán hết từ năm 2018, nay đều là mua lại và đã chênh 20% giá ban đầu.

Anh Nguyễn Hoàng Văn, một người từ TP.HCM sang Nhơn Trạch để tìm cơ hội đầu tư đất cho biết, các mảnh đất trong khu vực đã được quy hoạch phần lớn đều đã có chủ và giá cao.

“Giờ nhiều người tìm mua các khu đất nông nghiệp, đất vườn của dân sang nhượng lại, chờ đợi cầu Nhơn Trạch xây xong, vài năm sau giá cao hơn sẽ bán”, anh Văn nói.

Phía TP Thủ Đức thị trường bất động sản trầm lắng hơn bởi giá đã định hình khá cao nhưng vẫn có “sóng ngầm”. Anh Chương, một “cò đất” cho biết, từ trước Tết đã dẫn khách mua thửa đất 1.000m2 ngay gần khu vực tuyến Vành đai 3 đi qua, đến nay đã có người hỏi sang tay lại. Đất ở đây chủ yếu là đất nông nghiệp, dừa nước, kênh rạch.

“Một tuần dẫn vài khách đi xem, cũng có người chốt liền. Từ khi có tin khởi công Vành đai 3 khiến đất đai khu vực này nhộn nhịp hơn”, anh Chương kể.

Được biết, dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch nằm trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Đồng Nai thuộc tuyến đường Vành đai 3 đã được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư từ năm 2016.

Điểm đầu dự án giao đường tỉnh 25B (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) và điểm cuối giao cắt với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thuộc địa bàn TP Thủ Đức.

Dự án có tổng chiều dài 8,75km, trong đó đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai dài 6,3km và thuộc địa bàn TP.HCM 2,45km. Dự án được thiết kế chiều rộng nền đường 4 làn xe ô tô, tổng mức đầu tư dự án thành phần 1A hơn 5.329 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Giang Hương, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch cho biết, đây là dự án mà người dân và chính quyền huyện rất mong đợi. Việc có một cây cầu bắc qua sông Đồng Nai kết nối giữa Nhơn Trạch với TP.HCM được người dân chờ đợi hơn 10 năm nay.

“Trong khi cầu Cát Lái dự định khởi công hơn 10 lần nhưng đến nay vẫn chưa chốt vị trí thì cầu Nhơn Trạch đã bố trí xong vốn và đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cả khu vực Nhơn Trạch phát triển”, bà Hương nói.

Lo ngại giải phóng mặt bằng

img bgt 2021 2 1650329617 width1280height733
Dù dự án Vành đai 3 chưa triển khai nhưng đất khu vực quận 9 cũ đã tăng giá rất nhanh

Lãnh đạo Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết, vào cuối tháng 3 đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, các Sở ngành, UBND huyện Nhơn Trạch để xác định mặt bằng đã được giải phóng và vị trí chuẩn bị khởi công dự án.

Phía địa phương cơ bản thống nhất bàn giao hai đoạn tuyến bao gồm 800m từ bờ sông Đồng Nai để triển khai thi công gói thầu CW1 là cầu Nhơn Trạch; 650m thuộc gói thầu CW2 là phần đường phía Nhơn Trạch.

Đối với các công trình công cộng như đường điện trung thế sau UBND xã Phú Thạnh, đường nước D300 và cáp viễn thông dọc đường Lý Thái Tổ thuộc phạm vi nút giao, các đơn vị chủ quản đang hoàn thiện hồ sơ, phương án di dời, lập dự toán và phương án tiến hành di dời song song với quá trình khởi công.

Bà Nguyễn Thị Giang Hương cho biết, khó khăn của địa phương là tìm nguốn vốn để GPMB. Vừa qua tỉnh đã có chủ trương về việc đấu giá đất trên địa bàn để dành nguồn vốn cho công tác GPMB phục vụ thi công Vành đai 3.

“Huyện sẽ bám sát kế hoạch của tỉnh và chủ đầu tư, cố gắng đảm bảo công tác GPMB để không bị ảnh hưởng đến tiến độ dự án”, bà Hương khẳng định.

Lo ngại nhất là phía bờ TP.HCM, tổng diện tích thu hồi đất cho dự án khoảng 38,1ha, trong đó có 80 hộ dân và 1 tổ chức (chủ yếu đất nông nghiệp) bị ảnh hưởng. Theo dự toán kinh phí bồi thường lập theo thời giá năm 2016 là 148,91 tỷ đồng nhưng đến nay cập nhật giá mới đã tăng lên 1.599,417 tỷ đồng.

Mặc dù UBND TP.HCM đã thống nhất số liệu và cam kết bố trí đủ vốn theo tổng kinh phí cập nhật, tuy nhiên công tác GPMB phía bờ Thủ Đức vẫn còn khá nhiều.

Ông Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết, Ban đang tích cực phối hợp với UBND TP.HCM, TP Thủ Đức để chấp thuận tạm bàn giao mặt bằng phần đất công thuộc Nông trường dừa có diện tích hơn 13ha để khởi công và thi công 1,3km trước. Dự kiến đầu tháng 5 sẽ khởi công dự án.

“Chúng tôi mong UBND TP.HCM chỉ đạo UBND TP Thủ Đức và các Sở ban ngành liên quan khẩn trương triển khai ngay các bước nghiệp vụ về thủ tục bồi thường GPMB và xây dựng kế hoạch, tiến độ tổng thể, chi tiết các hạng mục để Ban QLDA Mỹ Thuận cùng phối hợp thực hiện”, ông Diệp Bảo Tuấn nói.

Theo đánh giá, thời gian qua công tác bồi thường GPMB phía TP.HCM diễn ra chậm, bởi ngay sau khi ký Hiệp định vay vốn ngày 19/5/2020, Ban QLDA Mỹ Thuận cũng đã phối hợp với quận 9 (nay là TP Thủ Đức) gấp rút triển khai các công tác bồi thường GPMB.

Tuy nhiên, đến tháng 1/2021, quận 9 sáp nhập để thành lập TP Thủ Đức dẫn đến phải đợi sắp xếp bộ máy, mất nhiều thời gian và nhân sự có nhiều thay đổi.

Leave a Comment