Ngang nhiên xây nhà trái phép ngay trên hành lang an toàn đường sắt

img bgt 2021 vi tri vi pham km1632 820 dia ban xa suoi cao huyen xuan loc tinh dong nai 1653909197 width1204height900

Riêng huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay đã có 13 vụ xây nhà ngay trên hành lang an toàn đường sắt.

Dân xây nhà trái phép, địa phương giải toả không triệt để

Cục Đường sắt VN cho biết, từ tháng 1/2022 đến nay, trên tuyến đường sắt Thống nhất qua địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai liên tiếp xảy ra 13 vụ việc người dân địa phương tự ý xây dựng công trình nhà ở, vi phạm nghiêm trọng vào phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

img bgt 2021 vi tri vi pham km1632 820 dia ban xa suoi cao huyen xuan loc tinh dong nai 1653909197 width1204height900
Người dân tự ý xây nhà vi phạm hành lang đường sắt tại km1632+820 địa bàn xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Công ty CP Đường sắt Sài Gòn cho biết, có 9 vị trí vi phạm thuộc địa bàn xã Suối Cao; 4 vị trí thuộc địa bàn xã Xuân Thọ. Tất cả các vị trí này đều phía bên phải theo lý trình đường sắt.

Điển hình là vụ vi phạm tại vị trí Km1632+820 thuộc địa bàn xã Suối Cao, người dân tự ý xây dựng nhà, vị trí gần chân nền đường đắp là 2,7m, chiều dài dọc theo đường sắt là 20m, diện tích vi phạm đến 106m2.

Cũng địa bàn xã Suối Cao, tại Km1631+630, người dân xây dựng nhà, vị trí gần chân nền đường đắp nhất là 1,7m, chiều dài dọc theo đường sắt là 8m, diện tích vi phạm 50,4m2.

Còn tại địa bàn xã Xuân Thọ, tại Km1643+840, người dân tự ý xây dựng bể nước, vị trí gần chân nền đường đắp nhất là 3m, chiều dài dọc theo đường sắt là 30m, diện tích vi phạm đến 150m2.

“Tất cả các gia đình này đều xây dựng công trình trên đất không có sổ đỏ, không có giấy phép xây dựng, cố tình vi phạm, lấn chiếm đất đường sắt”, đại diện Công ty CP Đường sắt Sài Gòn cho hay.

Vị này cũng cho biết, ngoài các vụ mới xảy ra từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực trạng vi phạm phạm vi bảo vệ công trình và hành lang ATGT đường sắt rất phức tạp, tồn tại nhiều năm qua.

Đa số người dân sinh sống, làm ăn dọc đường sắt từ lâu, nhưng lúc đầu chỉ là công trình nhà ở đơn giản, sau họ xây dựng, lấn dần sang đất đường sắt. Địa phương cũng đã xử phạt nhưng nhiều vụ không cưỡng chế, giải tỏa triệt để do vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân.

Đường sắt khẩn cấp đề nghị địa phương tháo dỡ công trình vi phạm

Trước thực trạng trên, Cục Đường sắt VN mới đây đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai, huyện Xuân Lộc đề nghị thực hiện ngay các giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý triệt để vi phạm ATGT đường sắt trên địa bàn.

Trong đó, Cục đề nghị xem xét kiểm điểm, chấn chỉnh về trách nhiệm người đứng đầu cấp xã để xảy ra tình trạng vi phạm đất dành cho đường sắt theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 56/2018/NĐ-CP.

img bgt 2021 vi tri vi pham km1631 630 dia ban xa suoi cao huyen xuan loc tinh dong nai 1653909319 width1200height900
Tại km1631+630 tuyến đường sắt Thống nhất qua địa bàn xã Suối Cao, người dân xây nhà trên đất phạm vi bảo vệ công trình đường sắt

Đồng thời khẩn trương có biện pháp chỉ đạo, yêu cầu 13 hộ gia đình có công trình vi phạm trên tự giác tháo dỡ, tổ chức giải tỏa công trình vi phạm, hoàn trả trạng thái ban đầu hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Cục Đường sắt VN cũng đề nghị huyện Xuân Lộc yêu cầu các tổ chức khi cấp đất cho chủ doanh nghiệp và người dân cần tính đến phương án đảm bảo ATGT đường sắt theo quy định tại Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

Tổ chức thực hiện các biện pháp kiềm chế không để phát sinh lối đi tự mở, vi phạm đất dành cho đường sắt trên địa bàn; Ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng hàng rào, đường gom và công trình phụ trợ khác để xóa bỏ 13 lối đi tự mở nguy hiểm trên địa bàn.

Nhằm ngăn ngừa các vụ vi phạm mới, Cục Đường sắt VN yêu cầu Tổng công ty Đường sắt VN chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương rà soát, củng cố hồ sơ các vụ việc vi phạm đất dành cho đường sắt địa bàn tỉnh Đồng Nai. Lập kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương, đơn vị chức năng để xử lý, giải quyết vi phạm, đảm bảo TTATGT đường sắt, an toàn chạy tàu.

Cùng đó chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương nơi có đường sắt đi qua để xác định ranh giới đất dành cho đường sắt, khẩn trương kiện toàn hồ sơ pháp lý về đất dành cho đường sắt.

Phối hợp với địa phương, các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT đường sắt như: Giảm, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở; Tổ chức cảnh giới ATGT; Bổ sung biển báo hiệu đường bộ, cọc tiêu, vạch dừng, gồ giảm tốc tại các đường ngang; Giải tỏa vi phạm hành lang ATGT đường sắt…

Leave a Comment